Bình giãn nở Varem | Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động

Liên hệ

Mô tả

Bình giãn nở Varem | Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động

Bình giãn nở Varem hay còn gọi với tên tiếng Anh: Expansion tank hoặc Close expansion tank là thiết bị lắp trong hệ thống kín để đảm bảo sự thay đổi thể tích của chất lỏng khi có sự thay đổi về nhiệt độ trong hệ thống không làm phá hủy đường ống hay các thiết bị khác.

Bình giãn nở được dùng nhiều trong hệ thống bơm nước nóng, hệ thống chiller toà nhà, siêu thị, hệ thống điều hòa không khí…

  1. Cấu tạo bình giãn nở Varem

+Phần vỏ: được làm bằng thép chịu lực có khả năng chịu được áp suất, áp lực lớn. Vỏ bình chịu lực đạt tiêu chuẩn châu Âu với độ bền cao mang tới an toàn cho người sử dụng.

+Phần lõi gồm 2 bộ phận:

-Phần 1: Ruột màng cao su co giãn được sản xuất bằng cao su có thể chịu được nhiệt độ từ -10 đến 130°C và có dấu nhận biết của nhà sản xuất Bình giãn nở Varem trên đó.

-Phần 2: Là lớp không khí bao quanh ruột màng cao su chứa khí Ni tơ với một áp suất nhất định và được bịt kín bởi mặt bích kết nối và van xả nhằm ngăn không cho áp suất bị rò rỉ ra ngoài.

2. Nguyên lý hoạt động Bình giãn nở Varem

Bình giãn nở chính là nơi chứa đựng những thay đổi khối lượng cũng như về thể tích của chất lỏng trong đường ống.Việc tính toán để lựa chọn bình giãn nở còn phụ thuộc vào thể tích chất lỏng có trong đường ống và mức chênh lệch nhiệt độ diễn ra khi hệ thống hoạt động. Khi nhiệt độ tăng, thể tích chất lỏng tăng lên.

Nếu không có bình giãn nở thì hệ thống HVAC sẽ gặp nguy hiểm vì đây là hệ thống tuần hoàn kín.

Áp lực của bình giãn nở cũng có nhiều loại :6 bar, 8 bar hoặc PN 10 bar.